😌Hôm nay m chia sẻ 1 mảnh ghép về mảng hút dung dịch nhé! Đây là 1 phần của mảnh ghép, có thể chưa hoàn chỉnh, mong sự góp ý để nó hoàn chỉnh hơn. Vì những bác sĩ, giáo sư…cho ra những nghiên cứu cũng phải sửa đi sửa lại mới gọi là tương đối, nên mỗi ngày sẽ có 1 khám phá mới vượt bậc hơn cũ.
Và hút dung dịch sẽ rất cần cho những bạn mới ra nghề chưa đủ kinh phí đầu tư laser, m cũng tìm hiểu bên laser rồi nhưng m muốn đầu tư 1 con máy ngon lành để phục vụ 2 mảng luôn, nên m vẫn dùng dung dịch.
-Đôi chút về m, m từ spa qua, chuyên môn m bên ấy, còn phun xăm m mới đây tầm vài tháng thôi. Nên kỹ thuật m Ko phải dạng cao siêu đẹp, cho là chữ tạm thôi. M còn học nhiều để tạo nên tác phẩm đẹp.
-M từ bỏ công việc với mức thu nhập ổn định, vì muốn là m, Ko gò bó. M cũng bỏ tiền đi học nhưng lòng người nó cũng giống như mớ bòng bong mà m thấy ở cv trước kia của m. Nên giờ để lấy lại niềm tin thực khó, thôi m cứ làm trước vậy.
👉Vào chủ đề chính nè: hút dung dịch cần gì nè?
1. Dung dịch.
2.Da khu vực cần hút.
3. Mực có trong da.
4.Kỹ thuật hút.
5.Cơ chế đào thải.
6.Các phản ứng khi dung dịch vào da.
-M chia 6 phần, hôm nay m chia sẻ phần 1, m bận nhiều việc quá, nên rãnh m sẽ lên hội chia sẻ
-Trước khi làm việc gì đó m cũng phải tìm hiểu các thứ liên quan trước rồi m mới làm, lúc đó m mới tự tin làm á, chắc bệnh nghề nghiệp cũ😅
-Bất cứ dd nào cũng phải có axit, cái m quan tâm là nó axit nào, nồng độ bao nhiêu? Sau đó m sẽ phán đoán độ ăn mòn ( độ tổn thương) của nó trên da.
-M lấy ví dụ 2 loại dd tầm trung & cao cho mn hình dung nha. Thấp hơn m nghĩ hiểu quả Ko cao, vì thường dd peel da của m đã hơn này rồi á.
☘Ảnh 1 dd rejuvi giá tầm gần 5triệu m xem trên web hãng, thành phần nó như ảnh mn seach tìm hiểu nhé! M quan tâm nhất đó là chỗ m khoanh tròn , đó là axit Benzoic ( axit yếu) hữu cơ dễ tìm thấy trong mận, xoài…riêng loại này có calcium ( vôi), nên khi hút thấy trắng trên da.
-Loại này m thấy hiệu quả vì nồng độ khá mạnh, so với da thì loại này nhỉnh hơn glycolic thôi, chứ da nhiều cái siêu mạnh hơn. Nó sẽ phá hủy mực tới tầng hạ bì luôn.Mà được cái đi đến đâu m biết vì m sẽ thấy trắng trên bề mặt da. Nói chung muốn nó hoạt động ở đâu là do m.
-Áp dụng cho xoá xăm tattoo, kể cả phun xăm mà mực ăn sâu đến sâu tầng trung Bì.


☘Ảnh 2 là color lift, giá dứoi 2 triệu, thành phần chủ yếu của nó là glycolic, cũng là 1 dạng axit hữu cơ được tìm thấy trong cây mía, cái này có nhiều nồng độ thường nồng độ dùng chăm sóc da dưới 10%, nồng độ cao thường để peel tại cơ sở thẩm Mỹ, mỗi nồng độ có độ ăn mòn khác nhau.
-Loại axit này khá an toàn vì nếu dùng peel da nó là axit it gây hiện tượng tăng sắc tố sau peel, nó là axit yếu nhất trong bảng , ít gây tác dụng phụ nhất.
Axit này lấy mực ở tầng trên cùng của trung bì, hoặc đáy của tầng biểu bì OK. Nếu sâu hơn nó Ko hiệu quả bằng rejuvi.
-Loại này nếu b đi 1 mình nó b phải cảm nhận được mức độ tổn thương tới đâu OK, và phải cảm nhận đường đi của m. Hoặc b pha thêm màu da, mà m hạn chế màu da lắm ( hôm nào m bàn luận về màu này nhé!)


☘️Ảnh 3 ( peel sâu) và 4 (peel nông) là độ tổn thương của nó trên da với 2 cách peel nha. M cũng hút cho khách mà m Ko chụp, m lấy ảnh da mn hình dung tạm, mỗi lần m làm có 1 mình, mà m kỹ tính Ko muốn đụng chạm độ vật trừ những thứ m đã bọc, với m nghĩ cũng Ko cần thiết m không đăng được sợ khách hoảng.
-Ảnh khách gửi nên hơi mờ, m lấy làm tư liệu chứ Ko đăng.



☘️Ảnh 4 ( chỗ khoanh tròn mức độ tổn thương an toàn), 5 &6 b có thể tìm những tư liệu như thế này để hình dung cho dễ quá trình tổn thương da đến mức nào OK, cơ chế tự phục hồi của da và nhiều thứ khác…








❌Chốt lại: 1 dung dịch phải xem thành phần, axit gì, nồng độ bao nhiêu để phán đoán độ ăn mòn( tổn thương), tác dụng phụ của nó. Sau đó mới tính các bước tiếp theo đưa nó đến đâu, tại sao nó đào thải mực bằng cơ chế gì? Vâng…vâng…mây…mây
✋Hôm nay bài đến đây nha hôm sau m chia sẽ phần 2 nha. Chứ để nói hết tâm hết ý chắc cũng Ko bao giờ hết…😉

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 EM ĐẸP SPA / Thiết kế bởi : EM ĐẸP SPA